Trật tự từ là yếu tố cốt lõi trong ngữ pháp tiếng Trung, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và mạch lạc của câu. Vì thế, bài viết dưới đây của Hanki sẽ giới thiệu 7 quy tắc quan trọng giúp bạn nắm vững cách sắp xếp từ đúng chuẩn, nâng cao kỹ năng viết và giao tiếp, đặc biệt hữu ích trong quá trình ôn thi HSK.
I. Khái quát
Sai trật từ từ trong câu là lỗi ngữ pháp phổ biến nhất mà người học thường mắc phải, đặc biệt ở trình độ từ HSK2 đến HSK5. Nguyên nhân chính là do người học thường dịch từng từ theo kiểu tiếng Việt, mà không hiểu rõ cấu trúc sắp xếp từ đặc trưng của tiếng Trung.
Sai trật tự từ có thể khiến:
-
Câu văn trở nên khó hiểu hoặc sai nghĩa hoàn toàn
-
Mất điểm trong phần viết và phần điền từ (kỳ thi HSK)
-
Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp thực tế
Hiểu rõ các lỗi thường gặp và nắm chắc quy tắc sắp xếp câu sẽ giúp bạn tránh được những mất điểm không đáng có và nâng cao khả năng diễn đạt.
II. Đối tượng cần nắm rõ trật tự từ tiếng trung trong câu
Hiểu và sử dụng đúng trật tự từ trong tiếng Trung là kỹ năng cốt lõi đối với mọi người học, nhưng đặc biệt quan trọng đối với người học có ý định tham gia các kỳ thi năng lực tiếng Trung:
-
Người học đã bắt đầu làm quen với cấu trúc câu cơ bản (HSK1 – HSK2): “Chủ ngữ + Trạng ngữ (thời gian, địa điểm) + Động từ + Tân ngữ”. Nếu không sắp xếp đúng, câu sẽ sai ngữ pháp và nghĩa từ.
-
Từ HSK3 trở lên, các đề thi bắt đầu xuất hiện dạng bài:
-
Sắp xếp từ thành câu đúng
-
Chọn vị trí đúng của một thành phần trong câu
-
Điền từ theo ngữ pháp đúng
-
Nếu không nắm rõ trật tự từ, người học dễ chọn sai và mất điểm ở phần ngữ pháp và điền từ.
III. 7 quy tắc vàng về trật tự từ:
Trật tự câu trong tiếng Trung khá là linh hoạt và phong phú, tuy nhiên, dưới đây là 7 quy tắc cơ bản mà bạn nên ghi nhớ để sử dụng tiếng Trung chính xác và tự nhiên.
1. Thời gian và địa điểm luôn đặt trước hành động
Đây là trật tự từ cơ bản nhất và cần ghi nhớ khi bạn muốn nói câu rõ ràng và đúng ngữ pháp.
Quy tắc: Thời gian + Địa điểm + Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ
Ví dụ:
今天在学校我学中文。 (Hôm nay tôi học tiếng Trung ở trường.)
2. Thời gian linh hoạt – có thể đứng trước chủ ngữ
Thời gian có thể đứng trước hoặc sau chủ ngữ, nhưng thông thường thời gian thường đứng trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- 明天他去北京。 (Ngày mai anh ấy đi Bắc Kinh)
- 他明天去北京。 (Anh ấy ngày mai đi Bắc Kinh)
3. Động từ năng nguyện đứng trước động từ chính
Khi sử dụng động từ năng nguyện, như: 要 (muốn, cần)、想 (muốn)、能 (có thể)、可以 (có thể)、应该 (nên)、愿意 (bằng lòng)、希望 (hi vọng)、必须 (phải)、敢 (dám)…, chúng luôn đứng trước động từ chính trong câu.
Ví dụ:
我会说汉语。 (Tôi có thể nói tiếng Trung)
4.Vị trí thời gian với động từ năng nguyện có thể thay đổi
Khi câu có động từ năng nguyện, thời gian có thể đứng trước hoặc sau động từ năng nguyện, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Nếu động từ năng nguyện đứng trước thời gian, thì sẽ nhấn mạnh về khả năng và nguyện vọng. Nếu động từ năng nguyện đứng sau thời gian, thì sẽ nhấn mạnh về thời gian.
Ví dụ:
-
她 会 下个月 来越南。
Tā huì xià gè yuè lái Yuènán.
→ Cô ấy tháng sau sẽ đến Việt Nam.
(Nhấn mạnh: Nguyện vọng/dự định của cô ấy) -
下个月 她 会 来越南。
Xià gè yuè tā huì lái Yuènán.
→ Tháng sau cô ấy sẽ đến Việt Nam.
(Nhấn mạnh: Mốc thời gian)
5. Cụm danh từ sắp xếp ngược với tiếng Việt
Trong tiếng Trung, các thành phần khác (định ngữ) sẽ được đặt trước danh từ mà nó bổ nghĩa, trái ngược với trật tự trong tiếng Việt.
Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|
Danh từ + 的 + Tính từ | Căn phòng đẹp → 漂亮的房子 |
Danh từ + 的 + Danh từ | Bố tôi → 我的爸爸 |
Danh từ + Giới từ + 的 + Danh từ | Cuốn sách trên bàn → 桌子上的书 |
6. Đặt câu hỏi – từ nghi vấn đặt ở vị trí tương ứng
Khi đặt câu hỏi, từ nghi vấn (như 哪里, 谁, 什么, 为什么…) sẽ giữ vị trí cố định trong câu, thường là ở cuối hoặc giữa câu. Khi bạn muốn đặt câu hỏi về thông tin gì (chủ thể, thời gian, địa điểm, hành động…) thì chỉ việc thay đại từ nghi vấn thích hợp vào vị trí đó.
Ví dụ:
a. Hỏi về CHỦ NGỮ (ai) → Dùng 谁 (shéi)
-
Câu gốc: 小明吃苹果。 (Xiǎomíng chī píngguǒ.) → Tiểu Minh ăn táo.
-
Câu hỏi: 谁吃苹果? (Shéi chī píngguǒ?) → Ai ăn táo?
b. Hỏi về TÂN NGỮ (cái gì) → Dùng 什么 (shénme)
-
Câu gốc: 我喝茶。 (Wǒ hē chá.) → Tôi uống trà.
-
Câu hỏi: 你喝什么? (Nǐ hē shénme?) → Bạn uống gì?
c. Hỏi về ĐỊA ĐIỂM (ở đâu) → Dùng 哪里/哪儿 (nǎlǐ/nǎr)
-
Câu gốc: 我们去公园。 (Wǒmen qù gōngyuán.) → Chúng tôi đi công viên.
-
Câu hỏi: 你们去哪里? (Nǐmen qù nǎlǐ?) → Chúng tôi đi đâu?
d. Hỏi về THỜI GIAN (khi nào) → Dùng 什么时候 (shénme shíhou)
-
Câu gốc: 他 明天来。 (Tā míngtiān lái.) → Anh ấy ngày mai đến.
-
Câu hỏi: 他 什么时候来? (Tā shénme shíhou lái?) → Anh ấy khi nào đến?
e. Hỏi về LÝ DO (tại sao) → Dùng 为什么 (wèishénme)
-
Câu gốc: 因为下雨,我不去。 (Yīnwèi xià yǔ, wǒ bù qù.) → Vì trời mưa, tôi không đi.
-
Câu hỏi: 为什么 你不去? (Wèishénme nǐ bù qù?) → Tại sao bạn không đi?
7. Câu với giới từ – vị trí ngược tiếng Việt
Câu có giới từ trong tiếng Trung sẽ sắp xếp theo thứ tự ngược lại so với tiếng Việt, giới từ đứng trước tân ngữ.
Cấu trúc: Giới từ + tân ngữ chịu tác động + động từ
Ví dụ: 我把书 放在桌子上。
Wǒ bǎ shū fàng zài zhuōzi shàng.
→ Tôi đặt sách lên bàn.
IV. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Để củng cố và áp dụng những quy tắc về trật tự từ, hãy cùng Hanki làm một số bài tập luyện tập dưới đây nhé!
Bài 1: Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh.
-
我 / 喝 / 咖啡 / 每天 / 在咖啡馆
-
书 / 看 / 她 / 在图书馆 / 昨天
-
把 / 他 / 手机 / 放在 / 桌子上
Đáp án:
1. 我每天在咖啡馆喝咖啡。
Wǒ měitiān zài kāfēiguǎn hē kāfēi.
2. 她昨天在图书馆看书。
Tā zuótiān zài túshūguǎn kàn shū.
3. 他把手机放在桌子上。
Tā bǎ shǒujī fàng zài zhuōzi shàng.
Bài 2: Sửa lỗi sai trong các câu sau.
-
她放钥匙在桌子上。
-
昨天见面我在公园朋友。
Đáp án:
1. 她把钥匙放在桌子上。
(Thiếu giới từ 把 khi diễn đạt tân ngữ bị tác động.)
2. 昨天我在公园见朋友。
(Sai trật tự: Thời gian + Địa điểm + Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ.)
Học dễ hiểu – nhớ lâu – ứng dụng thực tế: Khoá học từ vựng & ngữ pháp nền tảng tại Hanki đang chờ bạn khám phá! Cùng với những tài liệu ôn luyện về HSK3 mới nhất tại Tiếng Trung Hanki